Fair Play là gì? Giá trị cốt lõi của Fair Play trong bóng đá
Fair Play là gì? Đây không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ mà còn là một triết lý sống, đại diện cho sự công bằng và tôn trọng trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trên những trận bóng đá mà chúng tôi muốn đề cập đến, Fair Play chính là kim chỉ nam cho các hành vi chuẩn mực và đạo đức. Vậy làm sao để áp dụng tinh thần thể thao này một cách triệt để? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Fair Play cũng như giá trị mà nguyên tắc này mang lại.
Fair Play là gì?
“Fair-Play” là từ tiếng Anh kết hợp giữa “Fair” - nghĩa là đẹp và “Play” - nghĩa là chơi. Khi ghép lại, "Fair Play" có thể hiểu đơn giản là “chơi đẹp”. Đây là thuật ngữ thể hiện cách chơi công bằng, tôn trọng luật lệ và tuân thủ các quy định từ cơ quan quản lý thể thao. Trong thi đấu, ai cũng mong muốn mình sẽ chiến thắng, nhưng chiến thắng ấy cũng cần đạt được theo một cách đẹp mắt, công bằng, tôn trọng cả đối thủ và người hâm mộ.
Khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên cần tuyệt đối không chơi xấu hay mắc lỗi ác ý. Sự đúng sai khi thi đấu thể thao sẽ được phân xử bởi các trọng tài (người điều khiển trận đấu). Các trọng tài cần phải phân xử chính xác, công bằng và tuyệt đối không thiên vị khi điều hành các trận đấu thể thao một cách chuyên nghiệp.
Chơi Fair Play là gì trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung?
Fair Play bắt nguồn từ đâu?
Fair Play có gốc gác từ thời Trung cổ, thường gắn liền với tầng lớp quý tộc và các hiệp sĩ trong các giải đấu, với tinh thần Chivalry đề cao sự công bằng và danh dự. Fair Play mang ý nghĩa thi đấu minh bạch, không lạm dụng sức mạnh hay địa vị để đạt lợi thế không chính đáng.
Khi các môn thể thao cổ điển như chạy đua hay đấu vật phát triển, nguyên tắc này cũng dần biến thành yếu tố cốt lõi trong mọi cuộc thi. Theo đó, Fair Play không chỉ là sự yêu cầu tuân thủ luật chơi, mà còn nhấn mạnh sự tôn trọng và tinh thần đạo đức giữa các vận động viên.
Đến thế kỷ 19, cùng với sự chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa thể thao, Fair Play đã được chính thức phổ biến một cách rộng rãi. Với những quy định rõ ràng về tính công bằng trong thi đấu ra đời, biến lối chơi Fair Play thành nguyên tắc không thể thiếu trong các điều lệ thể thao hiện đại.
Giá trị của chơi Fair Play là gì?
Khi tham gia thi đấu thể thao, giành chiến thắng hay đạt được chức vô địch không phải là tất cả. Mà điều quan trọng hơn hết chính là cách bạn thi đấu và cống hiến như thế nào. Chỉ cần bạn tham gia với tinh thần Fair Play, dù kết quả không như mong muốn, bạn vẫn có thể nhận được nhiều giá trị đáng trân quý. Dưới đây là những giá trị mà tinh thần Fair Play có thể mang lại:
- Cạnh tranh công bằng: Chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi đạt được bằng sự trung thực và công bằng.
- Sự tôn trọng: Hãy tôn trọng đối thủ, đồng đội, trọng tài và người hâm mộ, dù thắng hay thua.
- Hữu nghị: Xem đối thủ như những người bạn cùng tiến, không phải kình địch.
- Tinh thần đồng đội: Một cá nhân sẽ mạnh mẽ hơn khi là một phần của tập thể và cùng chia sẻ niềm vui chiến thắng.
- Bình đẳng: Cạnh tranh bình đẳng làm nên giá trị thật sự của chiến thắng.
- Không gian lận: Việc gian lận hay sử dụng doping đều khiến mọi kết quả trở nên vô nghĩa.
- Chính trực: Trung thực trong suốt quá trình thi đấu chính là nền tảng của một nhà vô địch thực thụ.
- Đoàn kết: Hỗ trợ lẫn nhau mang lại thành công chung cho toàn tập thể.
- Sức chịu đựng: Học cách chấp nhận và trưởng thành qua những thử thách.
- Quan tâm: Hãy thấu hiểu rằng sự thành công sẽ đến từ việc sự hỗ trợ của lẫn nhau.
- Xuất sắc: Thể thao khuyến khích chúng ta không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân.
- Niềm vui: Như Pierre de Coubertin, cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại từng nói: “Điều quan trọng không nằm ở việc chiến thắng, mà ở cách bạn chiến đấu. Điều cốt yếu không phải là kết quả, mà là bạn đã chiến đấu hết mình”.
Tinh thần Fair Play luôn đáng trân trọng và được đề cao một cách triệt để
Luật Fair Play trong bóng đá
Thể thao trở nên đẹp đẽ nhất là khi các vận động viên thi đấu theo tinh thần Fair Play. Tuy nhiên, với áp lực khát khao chiến thắng và danh hiệu vô địch đã khiến không phải cầu thủ nào cũng giữ được sự công bằng trong trận bóng. Để khắc phục vấn đề này, FIFA đã lần đầu tiên đưa ra các quy định về luật thi đấu Fair Play trong bóng đá.
Theo đó, luật đá Fair Play được chính thức sử dụng tại World Cup 2018, với các chế tài cụ thể dành riêng cho những hành vi vi phạm tinh thần thể thao. Những quy định này phần nào giúp FIFA xử lý được các tình huống không đúng chuẩn mực một cách chuyên nghiệp và công bằng hơn.
Dù vậy, bóng đá là môn thể thao với vô vàn tình huống phức tạp, khiến việc triển khai luật Fair Play trở nên thách thức. Vì thế, bộ luật này vẫn đang được thử nghiệm và điều chỉnh không ngừng để ngày một hoàn thiện nhất.
Thông tin về luật Fair Play cũng như cách thức áp dụng trong bóng đá
Cách thức áp dụng luật Fair Play trong bóng như thế nào?
Sau thành công tại World Cup 2018, FIFA đã bắt đầu áp dụng lan rộng luật bóng đá Fair Play vào các giải đấu chuyên nghiệp. Với hệ thống Fair Play Ranking dựa trên thống kê thẻ phạt, được sử dụng để đánh giá các đội bóng và quyết định thứ hạng trong tình huống bằng điểm.
Theo đó, công thức tính điểm Fair Play Ranking cụ thể như sau:
- Thẻ vàng: -1 điểm
- Thẻ đỏ: -2 điểm
Khi các đội tham gia giải đấu chính thức bởi FIFA, tổng điểm thẻ phạt sẽ được tính dựa trên công thức này. Và điểm số Fair Play Ranking cũng sẽ trở thành một tiêu chí để phân định nếu có nhiều đội có tổng điểm bằng nhau.
Cách áp dụng điểm số Fair Play Ranking: Trong trường hợp với 2 hoặc nhiều đội bằng điểm, thì đội nào có điểm số Fair Play Ranking cao hơn (ít điểm trừ hơn) sẽ được ưu tiên đi vào vòng trong.
Top 10 các trường hợp Fair Play nổi tiếng nhất trong lịch sử thể thao
Dưới đây là danh sách top 10 những tình huống Fair Play trong bóng đá và thể thao nổi tiếng nhất lịch sử, nơi mà tinh thần thể thao cao thượng được tôn vinh và tỏa sáng:
- Tại giải vô địch thế giới điền kinh năm 2017, Gatlin đã cúi đầu kính cẩn chào Usain Bolt, thể hiện sự tôn trọng với huyền thoại điền kinh trong lần cuối cùng Bolt thi đấu.
- LeBron đã dừng trận đấu NBA mùa giải năm 2016 để chúc mừng Aaron Miller (một VĐV từ Special Olympics). LeBron James cũng đã tặng giày và động viên cậu bé, lan tỏa tinh thần thể thao nhân văn.
- Tại Olympic Rio 2016, sau va chạm trong nội dung chạy 5000m, cả Abbey D’Agostino và Nikki Hamblin đều hỗ trợ nhau hoàn thành chặng đua.
- Năm 2014, trong một trận đấu của Werder Bremen, Aaron Hunt từ chối phạt đền khi thừa nhận không bị phạm lỗi, giúp trận đấu trở nên công bằng hơn.
- Trong trận Napoli vs Lazio năm 2012, Miroslav Klose thừa nhận đã dùng tay ghi bàn và báo trọng tài hủy bỏ bàn thắng.
- Năm 2012, Ivan Fernández Anaya đã dẫn đường cho Abel Mutai về đúng đích, thay vì tận dụng cơ hội vượt qua khi Mutai nhầm lẫn về vị trí vạch đích.
- Trong trận West Ham vs Everton 2000, Paolo Di Canio từ chối ghi bàn vào khung thành trống khi thủ môn đội bạn bị chấn thương và sau đó được nhận giải Fair Play từ FIFA.
- Robbie Fowler từ chối quả phạt đền trong trận Liverpool vs Arsenal 1997 và thừa nhận mình không bị phạm lỗi.
- Tại Olympic Berlin 1936, Luz Long giúp Jesse Owens điều chỉnh đà chạy để vượt qua vòng loại nhảy xa, dù điều đó khiến anh mất cơ hội giành huy chương vàng.
- Tại Olympic Los Angeles 1932, Judy Guinness tự báo điểm bị thiếu của đối thủ Ellen Preis, dẫn đến việc cô mất huy chương vàng đấu kiếm.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp rõ cho bạn đọc Fair Play là gì. Tóm lại, dù là bóng đá hay bất kỳ môn thể thao nào đi chăng nữa, thì tinh thần Fair Play vẫn luôn mang đến những giá trị tuyệt vời, không chỉ tạo nên sự công bằng mà còn giúp nâng cao tinh thần thể thao. Việc xây dựng và áp dụng các điều luật Fair Play chính là chìa khóa để những trận đấu chuyên nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ và ý nghĩa hơn hết.