Chuyên gia: Hue Huynh
Mentor
Tạo mới: 04/12/2024 - 16:56
Cập nhật mới nhất: 11/12/2024 - 09:15

Trên sân bóng, mỗi vị trí đều có một nhiệm vụ riêng và hậu vệ chắc chắn là một trong những vị trí quan trọng giúp đội hình thêm phần vững chắc. Vậy chính xác hậu vệ là gì? Họ chính là tấm lá chắn ngăn chặn những đợt tấn công của đối thủ bảo vệ khung thành và cũng là nền tảng để các đồng đội có thể phát huy tối đa khả năng phối hợp tấn công. Cùng khám phá ngay để hiểu thêm về vị trí hậu vệ trong bóng đá cũng như làm cách nào để trở thành một hậu vệ xuất sắc nhé.

Hậu vệ là gì? 

Hậu vệ (Defender) trong bóng đá là cầu thủ chơi ở vị trí sau hàng tiền vệ và trước thủ môn. Nhiệm vụ chính của họ là phòng ngự, hỗ trợ bảo vệ khung thành và ngăn chặn không cho đối phương g∑hi bàn. Chính xác là vậy, hậu vệ có vai trò truy cản các đường bóng nguy hiểm tiến vào vòng cấm địa và thường ở bên sân nhà để đảm bảo một đội hình an toàn. Tuy nhiên, trong một vài tình huống cụ thể, họ cũng sẽ được phép dâng cao để tham gia tấn công, tạo cơ hội ghi bàn từ những pha bóng không ngờ tới.

Tổng quan các thông tin cơ bản về hậu vệ trong bóng đá
Tổng quan các thông tin cơ bản về hậu vệ trong bóng đá

Để làm tốt vai trò này, hậu vệ cần có kỹ năng  quan sát, theo kèm tiền đạo đối phương, tranh chấp quyết liệt, tắc bóng hiệu quả, nắm bắt thế trận và đặc biệt là khả năng phản xạ cực nhanh trước những tình huống nguy hiểm. Ngoài nhiệm vụ phòng thủ ra, họ còn góp phần trong việc tạo ra những cơ hội tấn công, dâng cao nhịp nhàng theo đội hình và nâng cao sức mạnh.

Các vị trí hậu vệ trong bóng đá

Hàng hậu vệ gồm có 2 vị trí chính là hậu vệ trung tâm và hậu vệ cánh. Tuy nhiên, với chiến thuật hiện đại ngày này thì đã xuất hiện thêm nhiều biến thể khác như hậu vệ quét và hậu vệ cánh tấn công.

Hậu vệ trung tâm (CB)

Với gọi khác là trung vệ (Center Back), vị trí này nằm ở trung tâm hàng thủ, ngay trước thủ môn. Các trung vệ đóng vai trò như là chốt chặn cuối cùng, nhằm ngăn cản tiền đạo đối thủ tiếp cận và tấn công vào khung thành. Họ sẽ cố gắng theo kèm tiền đạo đối phương hoặc cản và phá bóng ra khỏi vùng cấm địa để chặt đứt các pha tấn công nguy hiểm.

Số lượng trung vệ thay đổi tùy vào chiến thuật của đội bóng. Trong các sơ đồ đội hình như 4-4-2, 4-2-3-1, 4-3-3 thì thường có sự xuất hiện của 2 trung vệ. Còn với các hệ thống 3-4-3, 3-5-2, 3-4-2-1, 3-4-1-2 lại có thể có đến 3 trung vệ.

Ví dụ như xét với đội hình có 2 trung vệ, thường thì các HLV sẽ chọn cặp trung vệ gồm có 1 người cao to và 1 người có lối chơi càn lướt. Còn đối với đội hình có 3 trung vệ, cầu thủ ở vị trí trung tâm thường sẽ nổi bật bởi chiều cao vượt trội và khả năng chỉ huy hàng thủ tài tình.

Minh hoạ vị trí của 2 trung vệ (CB) trong đội hình 4-2-3-1
Minh hoạ vị trí của 2 trung vệ (CB) trong đội hình 4-2-3-1

Bên cạnh đó, các hậu vệ trung tâm ngày nay còn cần thêm kỹ năng cao về đánh đầu, để họ dễ dàng tranh chấp bóng bổng, ghi bàn trong các tình huống cố định như phạt góc hay đá phạt trực tiếp. Một vài cái tên ấn tượng trong vị trí trung vệ như Virgil van Dijk và Gabriel Magalhaes chính là ví dụ điển hình với khả năng đầy ấn tượng này.

Thêm 2 khái niệm mà bạn cần biết nữa trong bóng đá là trung vệ dập và trung vệ thòng. Trung vệ dập là người chủ động lao lên tranh bóng, trong khi trung vệ thòng sẽ bọc lót phía sau nếu trung vệ dập bị vượt mặt hoặc bị mất bóng. Về phẩm chất thì cầu thủ quyết đoán thường chơi trung vệ dập, còn những người bình tĩnh hơn sẽ đảm nhiệm vị trí trung vệ thòng. Một ví dụ điển hình đó là cặp trung vệ nổi tiếng với vai trò này là Nemanja Vidic và Rio Ferdinand.

Hậu vệ cánh (FB/RB/LB)

Hậu vệ biên hay hậu vệ cánh (Full Back) bao gồm hậu vệ cánh trái (Left Back) và hậu vệ cánh phải (Right Back). Họ được đảm nhiệm thi đấu ở hai bên hành lang trái và phải phía sân nhà. Hậu vệ cánh có chức năng nhằm ngăn chặn các đường bóng tạt và tấn công biên bởi các tiền đạo hoặc tiền vệ biên của đối phương.

Hậu vệ biên hoạt động chủ yếu ở 2 bên đường biên sân với khu vực được đánh giá là rộng hơn so với trung vệ. Bên cạnh việc phòng thủ thì họ thường sẽ dâng cao để hỗ trợ tấn công, thực hiện các đường bóng tạt vào trung lộ hoặc thậm chí là xâm nhập cả vào vòng cấm để sẵn sàng dứt điểm. Một số hậu vệ cánh còn di chuyển vào trung tâm để lấp đầy và tạo nên sự chắc chắn cho đội hình.

Minh hoạ vị trí của hậu vệ cánh (Full Back) trong sơ đồ ra trận
Minh hoạ vị trí của hậu vệ cánh (Full Back) trong sơ đồ ra trận

Đối với kỹ năng thì tốc độ chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc linh hoạt di chuyển giữa hàng công và hàng thủ. Bên cạnh đó, khả năng quan sát và kỹ năng tạt bóng cũng rất cần thiết, góp phần vào việc hỗ trợ đồng đội cũng như tạo ra nhiều cơ hội tấn công.

Một số cái tên nổi tiếng trong hàng hậu vệ thế giới hiện nay có thể kể đến gồm: Reece James (Chelsea), Kieran Trippier (Newcastle United), Achraf Hakimi (Paris Saint-Germain), Joao Cancelo (Al Hilal SFC), Trent Alexander-Arnold (Liverpool), Kyle Walker (Manchester City), Benjamin Pavard (Inter Milan) hay Giovanni Di Lorenzo (Napoli).

Hậu vệ quét

Hậu vệ quét (Sweeper) là các cầu thủ có thể lực tốt với khả năng “càn quét” bóng mạnh mẽ. Họ thường sẽ đảm nhiệm việc tranh chấp cũng như thu hồi bóng về phía đội nhà. Thường thì hậu vệ quét sẽ được chơi ở vị trí thấp nhất trong tuyến phòng ngự, với khu vực hoạt động rộng, các cầu thủ này sẽ kèm cặp và theo sát các tiền đạo đội bên để ngăn chặn kịp thời các đợt tất công đó.

Minh hoạ vị trí của một hậu vệ quét (Sweeper) trong đội hình thi đấu
Minh hoạ vị trí của một hậu vệ quét (Sweeper) trong đội hình thi đấu

Các kỹ năng mà một hậu vệ tốt cần phải có

Những kỹ năng cần có để có thể chơi tốt vị trí hậu vệ trong bóng đá là gì? Những yếu tố sau đây chắc chắn sẽ là chìa khóa giúp bạn rèn luyện và phát triển mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả thi đấu hơn với vai trò này:

Nguyên tắc tiếp cận đối thủ

  • Áp sát ngay lập tức: Khi đối thủ đang có bóng, hãy nhanh chóng di chuyển đến vị trí đó và tạo sức ép để đối phương phải phán đoán xử lý bóng nhanh chóng. Điều này có thể khiến họ dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
  • Giảm tốc độ: Sau khi tiếp cận thành công, không nên vội vàng cướp bóng ngay vì hành động này có thể gây phản tác dụng. Từ đó, vô hình chung lại tạo cơ hội cho đối phương chớp thời cơ mà vượt qua bằng những kỹ năng đẩy bóng đơn giản.
  • Góc phòng ngự: Dùng cơ thể để ngăn cản hưởng di chuyển của đội bạn, gây sức ép tạo khó khăn cho họ. Từ đó, đội bạn buộc phải di chuyển khó khăn hơn với chân không thuận, giúp khai thác thêm được nhiều kẽ hở và điểm yếu.

Tư thế phòng ngự

  • Hạ thấp trọng tâm: Tư thế hạ thấp đầu gối sẽ giúp hậu vệ phản ứng nhanh nhạy hơn, giữ thăng bằng tốt và quan sát tình huống của bóng một cách dễ dàng hơn.
  • Dang rộng tay: Giúp tăng tính cân bằng và cản phá được các trường hợp đối phương muốn rê bóng qua người.
  • Di chuyển về sau hoặc sang một bên: Khi đối mặt với tiền đạo đang quay lưng với khung thành, hậu vệ buộc phải phòng ngự cả hai hướng của đội bạn để ngăn chặn mọi pha tấn công có thể xảy ra.
  • Di chuyển trên mũi chân: Kỹ năng này giúp các CB linh hoạt, dễ quay hướng hoặc thậm chí có thể bứt tốc khi cần thiết để tranh bóng.

Tắc bóng

Trong một trận đấu nếu có thể chớp thời cơ giành lại bóng từ đối thủ, bạn cần tắc bóng ngay lập tức để tận dụng cơ hội lật ngược tình thế. Một vài tình huống có thể đoạt bóng từ đối thủ cụ thể như sau:

  • Cầu thủ đội bạn đỡ bóng chưa chuẩn hoặc bóng đang ngoài tầm kiểm soát.
  • Đối phương có sự do dự hoặc mất cần bằng khi kiểm soát bóng trong các pha rê dắt qua người.
Tắc đoạt bóng là một trong những kỹ năng cần có của một hậu vệ xuất sắc
Tắc đoạt bóng là một trong những kỹ năng cần có của một hậu vệ xuất sắc

Kết luận

Tóm lại, với các thông tin chi tiết về hậu vệ là gì được chia sẻ như trên, hy vọng sẽ mang đến cho bạn có thêm nhiều kiến thức về vai trò này cũng như các thông tin hữu ích liên quan khác. Từ đó có thể giúp các cầu thủ đam mê chơi ở vị trí hậu vệ ngày càng nâng cao kỹ năng và cải thiện lối chơi trong trận đấu.

Được xuất bản: 04 December 2024 16:56
ic o_ c ompl_ w aiting