Cách Chơi Bài Chắn Đơn Giản - Hướng Dẫn A - Z Giúp Người Chơi Chiến Thắng
Chắn là một trong những trò chơi bài phổ biến và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Cách chơi bài chắn không quá phức tạp, thậm chí là rất đơn giản. Để hiểu rõ hơn về luật và cách chơi trò chơi bài này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở nội dung dưới đây nhé!
Giới thiệu sơ lược về cách chơi chắn
Chắn là một trò chơi bài truyền thống phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc. Trò chơi này được người Việt sáng tạo ra từ bài Tổ tôm, với 2 phiên bản khác nhau dựa trên số lượng người tham gia.
- Phiên bản đầu tiên được gọi là chắn bí từ, gồm có 4 người chơi tham gia, đây cũng là phiên bản thông dụng rất hiện nay.
- Phiên bản thứ 2 gọi là chắn bí ngũ, gồm 5 người tham gia.
Thực tế, bài Tổ tôm sẽ cần sử dụng 120 quân bài thì bài chắn lại chỉ cần dùng tới 100 quân bài là:
- Hàng yêu (Chi Chi ) x 4 quân bài.
- Hàng nhị (nhị vạn, nhị sách, nhị văn) x4 quân bài.
- Hàng tam (tam vạn, tam sách, tam văn) x4 quân bài.
- Hàng tứ (tứ vạn, tứ sách, tứ văn) x4 quân bài.
- Hàng ngũ (ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn) x4 quân bài.
- Hàng lục (lục vạn, lục sách, lục văn) x4 quân bài.
- Hàng thất (thất vạn, thất sách,thất văn) x4 quân bài.
- Hàng Bát (bát vạn, bát sách,bát văn) x4 quân bài.
- Hàng cửu (cửu vạn, cửu sách, cửu văn) x4 quân bài.
Trong khi đó, 20 quân bài không được dùng gồm có: Nhất sách, nhất vạn, nhất văn, lão, thang.
Ý nghĩa của các quân bài chắn
Người chơi có thể nhìn vào hình ảnh hoặc chữ đầu ở mỗi quân bài để nhận biết được các quân bài trong bài chắn. Các chữ như nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, chi sẽ nằm bên tay phải, còn các chữ vạn, văn, sách nằm bên tay trái. Cụ thể ý nghĩa của các quân bài chắn như sau:
Ý nghĩa quân bài chắn theo ký hiệu
Ý nghĩa các quân bài chắn qua ký hiệu số từ 2 đến 9 (không có 0 và 1) được đọc theo tiếng Trung là nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát và cửu.
- Nhị: Có 2 đường gạch ngang.
- Tam: Có 3 đường gạch ngang.
- Tứ: Hình vuông và có 2 đường gạch chéo.
- Ngũ: Tương tự chữ “h” và có 2 đường gạch ngang.
- Lục: Giống hình dạng của con người đang đứng dang tay.
- Thất: Hình dạng lật ngược của số 7.
- Bát: Tương tự như ký hiệu bên trong của chữ “Tứ”.
- Cửu: Giống với chữ “r” thường.
Còn ý nghĩa của các quân bài chắn qua ký hiệu chữ sẽ bao gồm Văn, Vạn và Sách. Để nhớ các chữ này bạn có thể sử dụng câu nói sau: Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng. Điều này có nghĩa là các quân bài vạn thường có chữ vuông, các quân bài văn có chữ chéo và các quân bài sách có chữ hơi loằng ngoằng.
Ý nghĩa của các quân bài chắn theo hình ảnh
Hình ảnh trên các quân bài chắn được ký hiệu bằng những chữ Nho. Các hình ảnh này thường biểu thị cho các yếu tố như con vật, trái cây và trang phục truyền thống.
- Cửu Vạn: Hình ảnh thể hiện việc lao động cực khổ và vất vả.
- Bát Sách: Hình ảnh thể hiện phong thái tao nhã, cuộc sống ung dung và nhàn hạ.
- Tứ Vạn: Hình ảnh thể hiện sự tần tảo đẩy xe bươn chải, biểu tượng của công việc vất vả.
- Cô Nhất: Hình ảnh thể hiện một nhân vật yêu ca hát.
Hướng dẫn cách chơi bài chắn chi tiết cho người mới
Nếu chưa biết cách chơi chắn, bạn có thể tham khảo ngay những hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Cách chia bài và chọn nọc bốc
Trong 1 ván chơi chắn sẽ có 4 người tham gia. Mỗi người sẽ được chia đều 19 quân bài, riêng người đánh đầu tiên sẽ được 20 quân bài. Phần còn lại của bộ bài sẽ được đặt ra giữa chiếu gọi là Nọc.
Khi chia bài sẽ có 2 người cùng chia, mỗi người lấy khoảng nửa bộ bài và tiến hành chia rải đều, úp mặt thành 5 phần (2 người chia làm 10 phần), sẽ thừa từ 0 đến 5 quân. Khi chia xong, 5 phần này bỏ vào 5 phần kia thành 5 phần chung.
Người thắng ván trước sẽ bỏ 5 lá bài thừa vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc. Rồi rút ngẫu nhiên 1 quân bài trong nọc và lật ngửa vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại - phần này gọi là bài cái, quân bài lật ngửa gọi là Cái. Việc bốc cái là để xác định xem ai được phần bài nào và ai là người đánh đầu tiên trong ván.
Cách xếp bài
Sau khi đã phân chia bộ bài, bạn cần xếp bài trên tay theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, cụ thể:
- Chắn (Chặn): Đây là 2 quân bài giống hệt nhau cả về chất và số. Chẳng hạn: 2 quân chi chi hoặc 2 quân nhị văn. Chắn thường được xếp trước để tránh lúc đánh “xé” nhầm.
- Cạ: 2 quân bài có số giống nhau nhưng khác chất. Chẳng hạn: 2 quân nhị vạn và nhị văn.
- Ba đầu: Ba quân bài cùng số, nhưng lại khác chất. Chẳng hạn như: Ba đầu cửu là cửu vạn, cửu văn, cửu sách.
- Què: Sau khi được chia, người chơi sẽ phải xếp lại bài cho dễ nhìn. Người chơi cần chọn hết các chắn xếp trước, sau đó xếp cạ và ba đầu. Những quân lẻ ra gọi là quân què và được xếp ngoài cùng. Những quân này thường được ăn vào hoặc đánh đi để thêm chắn hoặc cạ, để tròn bài và ù.
Các thao tác và ý nghĩa các quân bài chắn
Các thao tác cơ bản trong chắn gồm có:
- Bốc bài: Người chơi lần lượt bốc các quân bài để tạo thành các chắn (2 quân giống nhau) hoặc cạ (2 quân cùng hàng khác loại).
- Ăn bài: Khi đến lượt, người chơi có thể ăn quân bài do người chơi trước bỏ ra nếu quân đó có thể tạo thành chắn hoặc cạ với quân trong tay.
- Chíu: Nếu người chơi có 3 quân giống nhau và người chơi khác đánh ra quân thứ 4, người chơi có thể chíu lấy quân đó bất kể đến lượt hay không.
- Ù: Khi người chơi xếp được 10 cặp bài trong đó ít nhất có 6 chắn hoặc 8 cặp chắn với ít nhất 2 cạ (các quân bài không tạo được chắn).
- Đánh bài: Nếu không thể ăn hoặc chíu, người chơi phải đánh ra một quân bài để giữ số quân bài trên tay là 20.
Mỗi quân bài trong chắn đều sẽ có tên gọi và ý nghĩa riêng. Chúng được chia thành 3 hạng sau: Yêu (hàng Chi Chi), Nhất (nhất vạn, nhất văn, nhất sách) và Nhị đến Cửu.
- Chi Chi: Đây là quân bài đặc biệt chỉ có 4 quân duy nhất, không thuộc bộ nào.
- Nhất: Gồm có Nhất Vạn, Nhất Văn, Nhất Sách.
- Nhị đến Cửu: Gồm Nhị Vạn đến Cửu Vạn, Nhị Văn đến Cửu Văn, Nhị Sách đến Cửu Sách.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách chơi chắn giúp người chơi dễ dàng chiến thắng. Mong rằng, qua đó đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Để cập nhật thêm những tin tức mới nhất về các loại trò chơi, bạn hãy nhấn theo dõi ngay website này nhé!